Tâm Lý Poker: Chủ Nghĩa Hoàn Hảo Có Đang Hủy Hoại Bạn?

spot_img

Có bao giờ bạn tự nhận mình là người cầu toàn, lúc nào cũng muốn đưa ra quyết định chính xác tuyệt đối trong mỗi ván poker? Nếu có, bài viết này dành cho bạn.

Rất nhiều người chơi nghĩ rằng mình “cầu toàn vì có tiêu chuẩn cao”. Nhưng sự thật là, theo nghiên cứu tâm lý học, phần lớn các biểu hiện cầu toàn trong poker không đến từ sự khát khao vươn lên — mà đến từ nỗi sợ: sợ sai, sợ bị đánh giá, sợ thua, sợ không đủ giỏi.


Cầu toàn = hiệu quả? Chưa chắc đâu

Hẳn bạn sẽ nói: “Nhưng tôi muốn làm mọi thứ tốt nhất mà!” Nghe thì hợp lý, nhưng thực tế lại không đẹp như vậy. Những người cầu toàn trong poker thường:

  • Cảm thấy thất vọng cực độ chỉ vì một lỗi nhỏ
  • Ám ảnh với việc đáp án đúng thay vì ra quyết định tốt trong điều kiện không đầy đủ
  • Ám ảnh với những lỗi quá khứ, không thế tiến lên
  • Bị cảm giác tội lỗi và xấu hổ đè nặng khi sai sót

Poker là trò chơi của thông tin không hoàn chỉnh, nên việc đòi hỏi sự hoàn hảo là mâu thuẫn ngay từ đầu.

Ví dụ thực tế

Một bạn học viên từng nói: “Mỗi lần review hand history, em không thể chấp nhận việc mình check ở spot mà solver bảo nên bet 70%” KRồi sao? Dần dần bạn sợ review luôn. Thậm chí, bạn sẽ viện đủ lý do để né tránh, lảng sang việc khác vì sợ nhìn thấy lỗi.

Thay vì học hỏi từ lỗi sai, cầu toàn biến lỗi sai thành vết thương tâm lý.


Vấn đề không phải ở hành vi — mà ở cách bạn nhận thức

Cầu toàn không phải là hành vi. Nó là cách bạn nhìn nhận bản thân. Và may mắn là, bạn có thể thay đổi cách nghĩ đó.

Có 2 bước đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng:

1. Cho phép mình được sai
Việc bạn mắc lỗi không đồng nghĩa với việc bạn tệ. Đó là cách bạn học. Không ai đi lên mà không có những vết trượt.

Ngay cả Michael Jordan còn nói: “Tôi đã ném trượt hơn 9000 cú ném trong sự nghiệp. Tôi đã thua gần 300 trận. 26 lần, tôi được tin tưởng giao cú ném quyết định để chiến thắng và tôi đã trượt. Tôi đã thất bại hết lần này đến lần khác trong cuộc đời mình. Và đó chính là lý do tôi thành công.”

2. Chấp nhận rằng chẳng ai hoàn hảo
Poker không có điểm kết thúc. Hành trình phát triển của bạn sẽ luôn đang dang dở. Và đó là điều bình thường. Cây cũng không bao giờ ngừng lớn – chỉ có con người mới nghĩ mình phải có “hạnh phúc mãi mãi về sau”.


Kết luận:

Cầu toàn nghe thì có vẻ là dấu hiệu của người nghiêm túc, nhưng thực chất lại là chiếc bẫy tinh vi nhất khiến bạn tự biến mình thành nạn nhân của chính kỳ vọng của bản thân. Khi bạn mãi đòi hỏi sự hoàn hảo trong một trò chơi không bao giờ có đáp án tuyệt đối như poker, bạn chỉ đang tự nhốt mình trong vòng xoáy thất vọng và tội lỗi.

Hãy nhớ: sự tiến bộ không đến từ việc tránh sai lầm, mà đến từ việc học hỏi từ sai lầm mà không tự hủy hoại chính mình. Chấp nhận sự thiếu hoàn hảo là cách duy nhất để bạn có thể thực sự yêu thích việc học, duy trì động lực lâu dài, và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình – một người chơi poker không hoàn hảo, nhưng không ngừng tiến bộ.

👉 Quay lại Homepage
👉 Các bài viết Tâm lý khác
👉 Các Công cụ hữu ích giúp cải thiện winrate
👉 Tâm Lý Poker: Tâm Trí Bạn Có Đang Giam Cầm Chính Mình
👉  Tâm Lý Poker: Biến Cảm Xúc Thành Thành Trò Chơi Thú Vị

Related articles

NLHE:Bạn Có Nên Bluff Với Pair Không?

Việc biến một hand đã hoàn thiện thành một cú bluff mới nghe có vẻ phi lý. Trước thời kỳ solver, những đôi yếu thường được gắn liền với hành động check, với quan...

Vì sao move up stakes lại khó đến vậy trong poker?

Nhiều người nghĩ thử thách lớn nhất khi move up stakes là kỹ thuật. Nhưng thực tế, phần khó nhất lại nằm trong tâm lý. Bạn không chỉ đang chơi ở level mới –...

NLHE:Mở Pot Từ Blind Trong Các Game Có Straddle + Ante

No-Limit Hold’em truyền thống thường không có sự kết hợp giữa straddle và ante, nhưng định dạng này ngày càng phổ biến. Việc có nhiều tiền chết trong pot ngay từ đầu khiến tất...

Khi Nào Và Làm Thế Nào Để Dùng Minimum Defense Frequency (MDF) Một Cách Có Lợi Trong PLO

MDF là gì và vì sao quan trọng? Minimum Defense Frequency (MDF) – hay còn gọi là “tần suất phòng thủ tối thiểu” – là khái niệm chỉ tỷ lệ tối thiểu bạn cần call...

9 Chiến Lược Khi Đối Mặt Với 3-Bet Preflop Trong PLO (Phần 2)

Ở phần trước, chúng ta đã bàn về các nguyên tắc nền tảng: rake ảnh hưởng thế nào, AA nên 4-bet khi nào, stack depth thay đổi chiến lược ra sao… Nhưng như thế...
spot_img

Latest articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here