Vì sao C-game của bạn lại quan trọng hơn A-game

spot_img

Trong poker, không thiếu những session mình cảm thấy xuất thần nhập hóa: mọi quyết định đều sắc sảo, đọc bài chuẩn, bluff đúng spot, cảm xúc ổn định. Đó là A-game. Nhưng cũng không thiếu lúc mình ngồi vào bàn với một cảm giác khó tả: hơi lười phân tích, hay call theo cảm tính, hoặc đơn giản là tâm trí đặt vào trong mỗi quyết định. Đó chính là C-game.

Điều đáng nhấn mạnh ở đây là:
Ai cũng có C-game.
A-game không phải mặc định.
✅ Và kết quả dài hạn của bạn phụ thuộc vào việc mức độ trung bình của khi bạn chơi tệ nhất tốt đến mức nào.


A-game là kết quả của hệ thống, không phải cảm hứng nhất thời

Trước đây, mình từng nghĩ rằng: “Cứ ngủ ngon, ăn sạch, tập thể dục, xong khởi động bài bản là sẽ vào trạng thái A-game”. Đúng, những thứ đó hỗ trợ rất nhiều, nhưng chắc chắn không phải là tất cả.

A-game không phải là trạng thái được triệu hồi, mà là kết quả của một hệ thống ổn định phía sau.

Khi bạn xây dựng được hệ thống ra quyết định rõ ràng, học đủ các cấu trúc solver cơ bản, luyện được phản xạ khi gặp những tình huống quen thuộc, thì A-game sẽ đến một cách tự nhiên, thậm chí vào những ngày bạn không hề cảm thấy sung sức.


C-game không xấu – nếu ta hiểu nó đủ sau

Thay vì trốn tránh C-game hay phủ nhận nó, mình chọn cách xây dựng bản đồ C-game của riêng mình:

  • Mình hay misclick khi đánh nhiều bàn?
  • Mình có xu hướng overplay khi gặp bad beat trước đó?
  • Có phải mình bluff quá nhanh khi ở trạng thái mệt mỏi?

Việc biết chính xác những pattern sai lầm thường xuất hiện trong C-game giúp chúng ta:
➡️ nhận ra sớm khi mình đang chơi dưới chuẩn
➡️ có phương án dừng lại, nghỉ giải lao, hoặc điều chỉnh lại nhịp độ

Đây là kỹ năng tự nhận thức cực quan trọng nếu bạn muốn chơi lâu dài và không bị cuốn theo những cơn tilt hay autopilot.


Cách mình luyện để kéo C-game lên gần A-game nhất có thể

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất mình từng thử là học khi không CÓ hứng thú.

Nghe hơi bất hợp lý, nhưng trải nghiệm thực tế cho thấy: khi mình học lý thuyết lúc đang mệt, buồn ngủ, thiếu động lực – đó là lúc mình làm quen với đáy của bản thân. Và nếu vẫn giữ được tiêu chuẩn kỹ thuật trong lúc như vậy, thì khi thực chiến, C-game mình cũng đã được nâng cấp.

Một số bài tập mình thường dùng:

  • Review 10 hand mình từng misplay mỗi tuần
  • Chọn 1 line postflop solver mà mình chưa nắm rõ – và phân tích sâu “tại sao”
  • Training trên PLO Trainer khi đang buồn ngủ 😅

Với những bài tập này, mục tiêu không phải là tìm câu trả lời đúng nhất, mà là tạo thói quen đưa ra quyết định hợp lý ngay cả trong trạng thái thiếu năng lượng.


Bền bỉ ổn định quan trọng hơn xuất sắc đôi lần

Nhiều anh em bị cuốn vào việc: “Hôm nay mình chơi quá hay!”, nhưng quên mất rằng một tuần có 10 session thì chỉ 1–2 buổi như thế. Còn lại là:

  • Ngày mệt
  • Ngày đen
  • Ngày gặp toàn reg hung thần

Mình tin rằng:

Poker không TRAO HUY CHƯƠNG cho người chơi hay nhất hôm NAY, mà cho người ổn định nhất qua hàng trăm nghìn hand.

Và để ổn định, anh em cần nâng mặt bằng phong độ – chính là thu hẹp khoảng cách giữa A-game và C-game.


Kết luận: Đừng đợi cảm hứng mới học, đừng đợi thắng mới cải thiện

Poker là trò chơi của việc đứng dậy sau mỗi cú ngã. Không ai giữ được 100% phong độ mãi. Nhưng điều phân biệt người chơi chuyên nghiệp với người chơi giải trí là:

  • Họ biết mình đang ở đâu trong dải phong độ A → B → C
  • Họ có hệ thống để kéo mình lên từ mỗi cú ngã
  • Và quan trọng nhất: họ biết áp lực tạo nên kim cương

Vậy nên nếu hôm nay bạn không có hứng học, thì bây giờ chính là thời điểm tuyệt vời để
➡️ vùi đầu vào cải thiện kĩ năng
➡️ nâng C-game của mình lên thêm một bậc thang mới.

👉 Quay lại Homepage
👉 Các bài viết Tâm lý khác
👉 Các Công cụ hữu ích giúp cải thiện winrate
👉 Học Poker Có Hệ Thống: Cách Tăng Trình Nhanh, Chơi Ít Mà Hiệu Quả Gấp Đôi
👉 Mindset Phần 4: Review Sau Session – Thói Quen Nhỏ, Khác Biệt Lớn

Related articles

Poker Solver: Từ Công Cụ Tối Ưu Đến Cái Bẫy Tư Duy Người Chơi Nào Cũng Phải Vượt Qua

Bạn từng nghe về “solver”, “GTO”, “SIM”... và tưởng như đó là võ công độc cô cầu bại?Bạn từng nghĩ chỉ cần học hết solver là sẽ thành thần bài? Rất tiếc, sự thật ......

PLO Trainer Phần 3: Học Postflop Chuẩn Bài Như Pro

Sau mỗi session, điều quan trọng không chỉ là kết quả thắng thua, mà là học postflop hiệu quả từ chính những tình huống mình từng trải qua. PLO Trainer là công cụ cực...

Hướng Dẫn Multitable Poker Online Hiệu Quả Mà Không Bị Quá Tải

👋 Chào anh em, Một trong những kỹ năng quan trọng mà bất kỳ người chơi poker online nào cũng cần phát triển, đó là multitable – chơi nhiều bàn cùng lúc. Nhưng đây cũng...

Hand2Note – Phần mềm tracker mạnh nhất hiện nay?

Hand2Note là gì? Nếu bạn là người chơi poker online nghiêm túc – dù mới bắt đầu hay đã chơi được một thời gian – bạn chắc chắn cần một công cụ phân tích để...

KHI NUT FLUSH VẪN PHẢI FOLD – BÀI HỌC VỀ CAPPED RANGE MÀ ÍT AI HIỂU ĐÚNG

🧠 Bạn từng cầm nut flush và vẫn... thua? Chắc chắn bạn không phải người duy nhất. Một hand đầy tranh cãi từ Brad Owen đã mở ra cuộc trò chuyện thú vị giữa GTO, exploit...
spot_img

Latest articles

2 COMMENTS

  1. Sao nó đúng thế nhỉ, em đang học mà thấy mệt là đi ngủ. Cảm thấy mệt mỏi nghĩ là học sẽ không hiệu quả và cũng không học.
    Khi chơi thắng được 1 khoản và bắt đầu nghĩ về việc học nhiều hơn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here